Trang chủ
Nóng
Video
Tư vấn
Menu
Trang chủ / Tin trong nước / Lâm Đồng: Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng
Lâm Đồng: Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng

VTV.vn - Ghi nhận hơn 1.700 ca mắc, 1 ca tử vong chỉ trong 7 tháng đầu năm 2025, ngành Y tế Lâm Đồng khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh, đặc biệt trong mùa mưa.

Tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Lâm Đồng đang diễn biến phức tạp, có xu hướng lan rộng và kéo dài tại nhiều phường, xã. Trước tình hình đó, Sở Y tế tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo khẩn yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo thống kê trong 7 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã ghi nhận 370 ổ dịch, trong đó có 350 ổ dịch SXH với tổng cộng 1.742 ca mắc và 1 trường hợp tử vong. Đây là con số đáng báo động, cho thấy nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát nếu không có sự chủ động từ cả ngành Y tế lẫn cộng đồng.

Hiện đang vào mùa mưa – điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn phát triển. Muỗi vằn truyền bệnh SXH thường đẻ trứng vào các vật chứa nước sạch trong và xung quanh nhà như lu, vại, chai lọ, gáo dừa, chén bể… Trứng muỗi có thể bám lâu ngày trên thành dụng cụ và ngay khi có nước sẽ nhanh chóng nở thành lăng quăng, rồi phát triển thành muỗi trưởng thành. Vì vậy, cứ sau những cơn mưa, nếu không loại bỏ nước đọng, nguy cơ SXH sẽ gia tăng nhanh chóng. Người dân tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Để phòng bệnh hiệu quả, giải pháp quan trọng nhất là diệt lăng quăng, bọ gậy. Mỗi gia đình cần thường xuyên kiểm tra, loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết quanh nơi sinh sống. Những vật như chai, lọ, hũ, chén bể, lon sữa, gáo dừa… nếu đọng nước thì cần lượm bỏ đúng nơi quy định. Đồng thời, cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng.

Trong sinh hoạt hằng ngày, người dân cần ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài để phòng muỗi đốt. Có thể sử dụng nhang xua muỗi, vợt điện, đèn bắt muỗi để hạn chế nguy cơ muỗi xâm nhập trong nhà. Cần tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng, tham gia các đợt phun hóa chất chủ động phòng, chống dịch.

Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc SXH như sốt cao đột ngột, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp hoặc có các dấu hiệu chảy máu bất thường như da xung huyết, ban xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu cam…, người dân cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc phát hiện sớm, điều trị đúng và chủ động phòng bệnh SXH là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng trong mùa mưa năm nay.

Từ khóa phổ biến: sốt xuất huýet
Bình luận bài đăng
Lưu thông tin và không hỏi lại lần sau
Tin liên quan
Hoàn toàn miễn phí
Tư vấn sức khỏe online
Đăng ký nhận các tin y tế mới nhất

Bằng việc đăng ký, bạn đồng ý với các điều khoản và chính sách thu thập dữ liệu của website.

Đăng ký nhận thông báo mới nhất từ chúng tôi

Cập nhật các tin tức mới và chính xác nhất về tình hình y tế, bệnh dịch trên toàn quốc